Body shaming là gì? Body shaming là hành động hoặc lời nói miệt thị, chê bao chế giễu ngoại hình khuyết điểm của người khác. Ngoài ra Body shaming còn tồn tại ý nghĩa tự miệt thị bản thân, điều này hay xảy ra với những người hướng nội, tự ti, rụt rè.
Trong xã hội đang phát triển và hết sức cởi mở hiện nay, những lối sống, lối tư duy mới mẻ được du nhập vào Việt Nam và được giới trẻ cực kì hưởng ứng. Ngoài những lối sống, lối tư duy tích cực được giới trẻ chào đón, thì có không ít những tư tưởng tiêu cực cũng ảnh hưởng ít nhiều đến với lói tư duy của các bạn trẻ ngày nay, và Body Shaming là một trong số đó. Đây có lẽ là một cum từ tưởng chừng khá quen thuộc, nhưng có không ít người chưa có đủ kiến thức đầy đủ về cụm từ nay. Bài viết này, NoiyStore sẽ cung cấp giải đáp tất cả các vấn đề, thuật ngữ liên quan đến Body Shaming là gì, song song với đó là những nguyên nhân xảy ra tình trạng Body shaming, các loại body shaming phổ biến,…đặc biệt là các để vượt qua nỗi sợ hãi mang tên Body shaming một cách dễ dàng. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.
Body shaming là gì?
Body shaming dịch từ từ điển Anh – Việt có nghĩa là miệt thị ngoại hình. Để hiểu một cách chính xác hơn thì body shaming là sử dụng lời nói, ngôn ngữ để chê bai, chế giễu ngoại hình, khuyết điểm của người khác hoặc chính bản thân mình.
Một số người khi làm điều này sẽ không cho rằng họ đang body shaming người khác mà đơn giản chỉ là đang đùa giỡn với bạn bè. Nhưng đứng trên phương diện người nghe và nhận những lời chế giễu thì những lời nói này dù ít dù nhiều cũng sẽ gây cho họ cảm giác khó chịu, buồn, thậm chí là tổn thương sâu sắc.
Ngoài ra, body shaming cũng là thuật ngữ để chỉ sự tồn tại suy nghĩ tự miệt thị bản thân, tức tự ti vào ngoại hình của chính mình. Tình trạng này hay gặp ở những người rụt rè, hướng nội.
Nguyên nhân body shaming
Trước đây, việc chê ngoại hình, giọng nói thường xuất phát từ đồng nghiệp, bạn bè, người thân trêu đùa nhau. Đồng thời, mức độ ảnh hưởng đến người bị chê cũng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của các trang mạng xã hội, tình trạng Body Shaming ngày càng đáng báo động, nhất là đối với những bạn trẻ.
Ngày nay, phần lớn mọi người đều giao tiếp với nhau qua mạng xã hội. Việc tự do, thoải mái phát ngôn trên mạng xã hội đã trở thành điều bình thường. Vì vậy, nhiều người đã lợi dụng việc này để chê bai, đánh giá người khác, khiến cho thực trạng Body Shaming trở nên gay gắt hơn.
Rất khó để xác định nguyên nhân của Body Shaming là gì vì hiện chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Dù vậy, chúng ta có thể nhìn thấy rõ nhất, Body Shaming người khác hoặc chính bản thân thường xuất phát từ những quan điểm và tiêu chuẩn về cái đẹp của mình.
Nhiều người thường dựa vào cái nhìn của bản thân để phán xét ngoại hình, vẻ đẹp của người khác. Thậm chí, họ cũng chẳng quan tâm đến các phương diện khác của một người như học thức, tâm hồn, tính cách,… Một số người còn có xu hướng “trông mặt bắt hình dong”, nghĩa là soi xét vẻ ngoài của người khác để đánh giá tính cách, phẩm chất con người. Quan điểm này hoàn toàn sai lệch.
5 loại Body shaming phổ biến hiện nay
Body shaming thường là về kích thước cơ thể, nhưng những nhận xét tiêu cực về bất kỳ khía cạnh nào trên cơ thể của một người được coi là body shaming.
Dưới đây là những lý do khác nhau khiến mọi người có thể thích body shaming:
Trọng lượng
Một trong những lý do phổ biến nhất khiến mọi người xấu hổ là vì cân nặng của họ. Ai đó có thể bị xấu hổ vì quá “to” hoặc “quá gầy”.
Nói bất cứ điều gì tiêu cực về một người như “béo” là body shaming. Những người có thân hình gầy hơn cũng có thể bị xấu hổ vì cân nặng của mình. Thường được gọi là skinny-shaming “Họ trông giống như họ bị rối loạn ăn uống.”
Quần áo
Những năm 1980 sự lên ngôi của quần áo bằng vải thun, và đã có một câu nói phổ biến, “Vải thun là một đặc ân, không phải là một quyền”. Điều này có nghĩa là mọi người chỉ nên mặc quần áo thun nếu họ có hình dáng cơ thể “phù hợp” với họ.
Hoặc có một đánh giá với phái nam kiểu như: “Tại sao anh ấy là đàn ông lại có thể mặc màu hồng sáng như thế”
Tuổi tác
Còn được gọi là chủ nghĩa tuổi tác, có sự phân biệt đối xử hoặc bắt nạt đối với người khác vì tuổi tác của họ và thường tập trung vào người lớn tuổi.
Liên quan đến body-shaming, ví dụ như có một nhận xét “Họ đã quá già để trang điểm nhiều như vậy”.
Tóc
Văn hóa Việt Nam từ lâu đã chú trọng đến mái tóc đen, dài, thẳng mượt và đó có thể xem là một điều lý tưởng. Vì vậy, tóc xoăn, gấp khúc hay nhuộm màu vàng, nâu có thể được xem là thiếu thu hút.
Khi một người có một kiểu tóc sáng tạo với họ, và được khen là “Bạn thật dũng cảm và cá tính khi để tóc như vậy” Mặc dù nghe có vẻ giống như một lời khen, nhưng đó thực sự là một sự xúc phạm.
Món ăn
Food-shaming thường bị nói khi liên quan đến trọng lượng cơ thể của họ. Ví dụ một ai đó có nhận xét rằng “ bạn không nên ăn khoai tây chiên và những loại đồ chiên khác, hãy nhìn lại cơ thể của bạn xem”
Hoặc tự bản thân bạn lại có thể tự xấu hổ về thực phẩm như “Tôi rất béo, tôi không nên ăn miếng bánh ngọt này.”
4 Hậu quả tiêu cực của body shaming
Cảm thấy tự ti
Nhìn chung, có rất nhiều người đã không thể nào gạt bỏ tâm trạng tự ti sau khi bị chỉ trích ngoại hình. Họ có thể từ một người vui vẻ, hoạt bát chuyển sang nhút nhát, tránh né người khác.
Đặc biệt, các em ở lứa tuổi dậy thì sẽ rất dễ để tâm quá mức vào vấn đề body shaming. Thậm chí đã có người tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực từ việc bị chê bai ngoại hình.
Làm đẹp phản khoa học
Người bị mặc cảm ngoại hình dễ áp dụng các phương pháp kiểm soát cân nặng không lành mạnh. Từ việc cảm thấy tự ti một chút thì sau đó họ có thể dần chuyển sang nhịn ăn, kiêng khem quá đà hoặc dùng đến các loại thuốc gây hại sức khỏe.
Làm suy sụp tinh thần
Ban đầu, nạn nhân của body shaming chỉ cảm thấy buồn. Sau đó, nếu những lời chỉ trích ngoại hình tăng dần thì họ có thể bị ám ảnh đến mức “chỉ muốn chết đi’. Thực tế, những gì mà người khác nói về ngoại hình của bạn cũng chính là những gì mà bạn có thể dễ dàng cảm nhận được như “béo quá” hay “gầy thế”.
Cách vượt qua nỗi sợ hãi khi bị Body Shaming
Học cách chấp nhận, hài lòng với bản thân
Theo một nghiên cứu đã cho thấy rằng, trung bình cứ 2 người thì sẽ có 1 người tự ti về ngoại hình của mình. Mặc dù chúng ta hiểu rằng, bản thân chúng ta không ai là hoàn hảo cả. Nhưng việc bị Body Shaming sẽ khiến cho bản thân chúng ta trở nên tự ti rất nhiều. Đặc biệt có những người sẽ lợi dụng điều này để nâng cao bản thân họ lên.
Vì vậy chúng ta không nên tập trung nhiều đến lời nói Body Shaming từ người khác. Mà thay vào đó chúng ta học cách chấp nhận hài lòng với bản thân mình. Rồi dần dần tập luyện, chăm sóc bản thân tốt hơn để có được một ngoại hình mong muốn.
Tự chăm sóc bản thân tốt hơn
Dù có khuyết điểm nào trên ngoại hình, đừng ai có quyền chê bai bạn. Hãy chăm sóc bản thân bằng cách:
-
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn uống lành mạnh và cân đối để nuôi dưỡng cơ thể.
-
Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên: Khám phá niềm đam mê về thể thao để thấy tự tin hơn.
-
Tham gia các hoạt động ngoài trời, đọc sách, giao tiếp nhiều hơn: Mở rộng tâm hồn và tìm kiếm niềm vui từ cuộc sống.
Thể hiện cảm xúc bản thân
Body shaming là hành vi đáng lên án trong toàn xã hội. Khi gặp phải tình huống này, bạn đừng im lặng. Thay vào đó hãy mạnh dạn lên tiếng, thể hiện cảm xúc bản thân. Mỗi người sinh ra đều có nét đẹp riêng, không có bất kỳ quy chuẩn nào áp đặt lên người bạn được.
Không suy nghĩ hoặc nói lời tiêu cực
Dừng lại tự nói tiêu cực: Bạn nói “Không” để buộc người dùng lại những lời nói tiêu cực về mình. Mặc khác, tự bản thân bạn cũng “KHÔNG” cho phép mình có những suy nghĩ tiêu cực về mình hay người khác.
Quản lý thời gian của bạn trên mạng xã hội
Quản lý thời gian của bạn trên mạng xã hội: Hãy dành một quỹ thời gian mà bạn cho phép và đọc thông tin có lựa chọn.
Tóm lại, qua bài viết này, các bạn đã hiệu tận tường về body shaming là gì, cùng với đó là một số nguyên nhân body shaming và 5 loại body shaming phổ biến nhất hiện nay. Không những thế các bạn cũng biết được mọt số cách để vượt qua Body shaming, thoát khỏi sự sợ hãi về tâm lý. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích đến cho các bạn.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Lông mu quá dày, dài và rậm có sao không? Có nên cạo lông vùng kín không?
-
Kamasutra là gì? 6 Tư thế yêu theo kiểu Kamasutra siêu đỉnh
-
15 Dấu hiệu đàn ông yêu bạn ngay từ lần đầu – Điều không phải ai cũng biết!
-
Mỗi ngày tự sướng 1 lần có sao không? – Nam/ Nữ tự sướng bao nhiêu là đủ?
-
Cách Ấn bụng dưới khi quan hệ – Kỹ thuật giúp nàng lên cực đỉnh
-
Tại sao khi lên đỉnh co giật? Bí mật chuyện phòng the
-
Top 5 bộ nội y xuyên da thịt dành riêng cho các nàng thích gợi cảm
-
Video hướng dẫn cách lột bao quy đầu tại nhà【 Đúng cách – An toàn 】
-
Foreplay là gì? Top 15 cách Foreplay (màn dạo đầu) thú vị cho chàng và nàng
-
Cuckold là gì? Tại sao nhiều người có đam mê với Cuckold?
-
Bondage là gì? 5 Tư thế bondage an toàn, dễ thực hiện
-
FWB là gì? Lợi và hại trong mối quan hệ fwb
-
Fetish là gì? – 7 Thuật ngữ về Fetish giới trẻ quan tâm
-
Tại sao khi quan hệ bị thốn? 13 Nguyên nhân lý giải
-
8 Cách làm dụng cụ tự sướng cho nữ tại nhà – thoả mãn cảm xúc
-
Phụ nữ lâu ngày không quan hệ có sao không? 10 Hệ luỵ nguy hiểm
- Squirt là gì? – Cách thực hiện Squirt để nàng “ướt ác” khi đạt cực đỉnh
- Quan hệ bằng miệng có nguy cơ lây bệnh gì?
- Cách chọn thời trang đồ nội y phòng the đêm tân hôn ngọt ngào
- Ai là người có vòng 1 to nhất Việt Nam? 11 Sao Việt có vòng 1 khủng
- Chu kỳ ham muốn của đàn ông – những bí mật bất ngờ dành cho các chị em